Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2021

Hướng dẫn triển khai ERP #4 - Nên triển khai module gì đầu tiên?

Triển khai áp dụng ERP là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian, nhanh thì cũng phải từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy để triển khai thành công thì nguồn lực cần phải tập trung, triển khai từng tính năng, đến khi mọi người cùng nắm rõ một tính năng thì mới chuyển sang tính năng khác. Cách làm cũng phải đi từ đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên tính năng phải chạy được sau đó mới đến cải thiện hiệu năng. Vậy mô-đun đầu tiên mà doanh nghiệp nên triển khai là gì? Tồn kho là một chức năng cốt lõi trong chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo mức độ phục vụ của chuỗi. Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục của hoạt động kinh doanh, giao nhận. Hơn nữa quản lý kho hàng tốt sẽ đem lại giá trị gia tăng cho hàng hóa từ đó đem lại giá trị gia tăng cho đơn hàng. Mô-đun quản lý kho là một module có liên quan với gần như tất cả các mô-đun khác như bán hàng, mua hàng, tài chính, sản xuất. Đó là lý do tại sao việc quản lý kho tốt hơn sẽ t

Chuyển đổi số đứng từ góc nhìn nguyên bản

Khái niệm chuyển đổi số (digital transformation) trong thời gian gần đây được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Uber và Grab phá bĩnh cuộc chơi của ngành taxi, Airbnb thay đổi khái niệm về khách sạn và lưu trú, Netflix thách thức các kênh giải trí truyền thống,... Những câu chuyện đình đám như vậy đã và đang làm cho nhiều doanh nghiệp hiểu lầm rằng chỉ có những ông lớn, những tay to về công nghệ mới có thể tham gia vào cuộc chơi chuyển đổi số. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy, chuyển đổi số về cơ bản là thay đổi cách tổ chức con người, dữ liệu, và quy trình để đạt đươc 2 mục tiêu chiến lược. Năm 1975, chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên ra đời có thể chụp bức ảnh với độ phân giải 100x100 pixel. Âm thanh kỹ thuật số ra đời từ những năm 1970 và được ứng dụng trong lĩnh vực ghi âm, kỹ thuật âm thanh, và viễn thông. HDMI ra đời năm 2002 là giao diện truyền hình ảnh và âm thanh kỹ thuật số. Truyền hình kỹ thuật số ra đời từ những năm 2000 dần dần thay thế cho kỹ thuật

Hướng dẫn triển khai ERP #3 - Công việc cần chuẩn bị

Trước khi ứng dụng dụng ERP vào quản lý, doanh nghiệp cần phải biết cách đánh giá sơ bộ về năng lực nhân sự, quy trình và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp phần mềm. Việc này giúp doanh nghiệp ước tính được chi phí và thời gian cần phải bỏ ra để cải tiến hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro thất bại. Triển khai ERP là một việc đòi hỏi quá trình lâu dài, lợi ích của ERP không đến ngay lập tức như việc bạn bỏ tiền ra chạy quảng cáo để thu về đơn đặt hàng. Chính vì vậy việc này đòi hỏi tầm nhìn dài hạn của người quản lý cũng như phương pháp đánh giá phải phản ánh được việc triển khai có đang đi đúng hướng hay không. Chuẩn bị về quy trình . Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ nghĩ rằng "chúng tôi không cần quy trình". Nhưng thực chất quy trình là thứ đã tồn tại trước khi doanh nghiệp nghĩ đến việc mô tả lại nó. Ví dụ một doanh nghiệp đã hoạt động theo kiểu truyền thống, khi có một nhân viên bán hàng mới thì nhân viên bán hàng cũ sẽ hướng dẫn làm công việc bán

Hướng dẫn triển khai ERP #2 - Chi phí cho hệ thống ERP như thế nào thì hợp lý?

Trong thời điểm "bội thực" thông tin như hiện nay, có quá nhiều thông tin trái chiều nhau, người thì nói triển khai ERP rất dễ, người thì nói rất khó, người thì nói chi phí rất rẻ, người thì nói chi phí rất đắt, người thì thành công, người thì thất bại,... Tất cả các thông tin đó làm cho chủ doanh nghiệp cảm thấy hoang mang và mất phương hướng. Bài viết này giúp phần nào giải tỏa thắc mắc về chi phí triển khai ERP cho chủ doanh nghiệp. Đầu tiên chúng ta cần xác định một hệ thống ERP bao gồm những gì? Về cơ bản, một hệ thống ERP bao gồm ba thành phần chính là con người, quy trình, và công nghệ. Trong đó con người có thể tạm chia ra làm 3 vai trò là chủ doanh nghiệp, người dùng cuối, và đội ngũ triển khai. Quy trình là các quy trình hoạt động của doanh nghiệp như bán hàng thì theo các bước như thế nào, mua hàng thì theo các bước như thế nào, đổi trả hàng hóa thì theo các bước ra sao,... Và cuối cùng về công nghệ thì cụ thể là dùng phần mềm gì, hoạt động trên hệ điều hành nào, c

Hướng dẫn triển khai ERP #1 - Vì sao tôi lại cần hệ thống ERP?

Có khá nhiều lý do khiến doanh nghiệp nghĩ đến việc phải áp dụng hệ thống ERP vào quản lý nhưng chung quy lại tất cả những lý do đều ở trong một phạm vi duy nhất "giúp doanh nghiệp phát triển". Nếu bạn đọc được bài viết này, thì đây là hint: doanh nghiệp có bạn có trên 20 nhân viên không? hoặc, doanh thu theo tháng của bạn có trên 500tr không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này. Xuất phát từ tầm nhìn . Tầm nhìn là những điều mà doanh nghiệp nhìn thấy, hướng đến và muốn đạt được trong tương lai. Nó là bức tranh tổng thể để hoạch định ra phương pháp hành động. Chính vì vậy tầm nhìn còn có thể xuất hiện dưới cái tên khác là mục tiêu dài hạn. Ví dụ: * Bảo đảm chất lượng sản phẩm để xây dựng uy tín, thương hiệu từ đó thu hút 5% dung lượng thị trường trong 5 năm. * Phát triển nguồn nhân lực bền vững, lấy con người làm trung tâm để gia tăng nội lực của doanh nghiệp. * Mở kênh phân phối thương mại điện tử với mục tiêu đạt 25% tổng doanh số trong 5 năm. * Phát triển đội ngũ

Một số mô hình kho hàng thông dụng

Kho hàng và bộ phận quản lý kho là một trong những thành phần thiết yếu của bất kỳ doanh nghiệp thương mại hay sản xuất nào. Như bạn đã biết nếu tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến bị chôn vốn, còn nếu tồn kho quá ít sẽ dẫn đến đình trệ sản xuất, bán hàng. Chính vì vậy hoạt động quản lý kho hàng là một hoạt động tương đối phức tạp nhằm đảm bảo số lượng tồn kho là thấp nhất nhưng đáp ứng được cao nhất cho nhu cầu sản xuất và bán hàng. Quản lý kho cần đảm bảo hàng hóa nhập xuất không bị nhầm lẫn, thất thoát, hư hỏng. Có thể đưa ra các thống kê, dự báo để giúp tối ưu số vòng quay hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí vận hành, chi phí lưu kho. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số loại kho hàng thông dụng hiện nay Kho bán lẻ . Là kho được dùng để tập kết hàng hóa từ các nhà cung cấp sau đó đáp ứng cho nhu cầu của các cửa hàng bán lẻ. Các mặt hàng thường được nhập kho với số lượng lớn sau đó chia nhỏ, đóng gói trước khi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm có thể có hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng.

Lưu ý về slug trong website thương mại điện tử

Slug là một chuỗi ký tự được dùng trong URL của trang web dễ hiểu dễ nhớ cho cả con người và công cụ tìm kiếm. Ví dụ một liên kết đến sản phẩm có dạng như thế này: https://mecsu.vn/chi-tiet/0001 sẽ không hề nói lên được sản phẩm là gì. Nhưng nếu một liên kết có dạng: https://mecsu.vn/chi-tiet/day-rut-nhua-den-dong-a-450x90-mm.html sẽ nói lên khá nhiều thông tin: dây rút làm bằng nhựa, màu đen, thương hiệu đông a, kích thước 450x90mm. Vậy slug ở đây là "day-rut-nhua-den-dong-a-450x90-mm.html", slug có tác dụng làm cho người dùng dễ đọc hơn, search engine cũng dễ hiểu và đánh giá cao hơn. Vậy slug được tạo ra như thế nào? Các website thương mại điện tử thông thường, khi nhập sản phẩm, người quản lý sẽ nhập slug cho mỗi sản phẩm bằng cách dùng các từ khóa chính của mô tả sản phẩm để chuyển thành slug. Nhưng đối với những website thương mại điện tử có hàng trăm ngàn sản phẩm, cần phải có một cơ chế tự động để tạo ra slug theo tên sản phẩm. Tuy nhiên cần phải lưu ý, khi đổi tên sả

SKU là gì?

Hôm nay một người bạn có hỏi tôi rằng SKU trong quản lý kho là gì, một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu đúng. Tìm trên google với từ khóa "SKU là gì" cho ra khoảng 926.000 kết quả. Điểm sơ qua thì định nghĩa SKU tóm tắt như sau: SKU là viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị lưu trữ kho. Nói ngắn gọn đây là một mã số được gán cho mỗi sản phẩm để người quản lý có thể dễ dàng tìm kiếm và phân loại hàng hóa. Mã này chỉ được dùng trong nội bộ doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quy định. Mã SKU không có bất kỳ ràng buộc nào về cách đặt và cách hiển thị. Ví dụ một mã SKU có 4 phần là mã sản phẩm, thương hiệu, chất liệu, và màu sắc. Giữa các phần có thể phân cách với nhau bằng dấu "-" hoặc "/" hoặc ":" tùy theo quy định của nhà quản lý. Sản phẩm Thương hiệu Chất liệu Màu sắc SKU SHOE US LEATHER

Hai phương thức quản trị doanh nghiệp

Giả sử kết quả vận hành của một doanh nghiệp tuân theo biểu thức logic như sau A (Cách thức vận hành) => B (Kết quả kinh doanh). Dựa vào biểu thức đó, trước tiên nhà quản trị sẽ đặt ra kết quả kinh doanh mong muốn B rồi từ đó tìm ra cách thức hoạt động thế nào để đi được đến kết quả. Vậy bản chất của quản trị doanh nghiệp là tìm ra cách thức vận hành phù hợp để dẫn dắt doanh nghiệp đi đến mục tiêu cụ thể. Cách thứ nhất, lãnh đạo tìm ra phương thức vận hành, xây dựng thành quy trình và giao xuống cho cấp dưới thực hiện đúng theo quy trình đã đề ra. Cách này gọi là quản lý theo quy trình (MBP - Management by Process). Cách thứ hai, lãnh đạo giao việc tìm phương thức vận hành cho cấp dưới luôn, tức là giao cho nhân viên phải đạt được mục tiêu B, còn cách làm như thế nào thì tùy ý nhân viên lựa chọn. Cách này gọi là quản lý theo mục tiêu (MBO - Management by Objectives). Một doanh nghiệp nên quản trị theo phương thức nào? Câu trả lời là cả hai. Lý do là vì nếu bạn chỉ quản lý theo quy t