Chuyển đến nội dung chính

Chuyển đổi số đứng từ góc nhìn nguyên bản

Khái niệm chuyển đổi số (digital transformation) trong thời gian gần đây được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Uber và Grab phá bĩnh cuộc chơi của ngành taxi, Airbnb thay đổi khái niệm về khách sạn và lưu trú, Netflix thách thức các kênh giải trí truyền thống,... Những câu chuyện đình đám như vậy đã và đang làm cho nhiều doanh nghiệp hiểu lầm rằng chỉ có những ông lớn, những tay to về công nghệ mới có thể tham gia vào cuộc chơi chuyển đổi số. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy, chuyển đổi số về cơ bản là thay đổi cách tổ chức con người, dữ liệu, và quy trình để đạt đươc 2 mục tiêu chiến lược.

Chuyển đổi số

Năm 1975, chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên ra đời có thể chụp bức ảnh với độ phân giải 100x100 pixel. Âm thanh kỹ thuật số ra đời từ những năm 1970 và được ứng dụng trong lĩnh vực ghi âm, kỹ thuật âm thanh, và viễn thông. HDMI ra đời năm 2002 là giao diện truyền hình ảnh và âm thanh kỹ thuật số. Truyền hình kỹ thuật số ra đời từ những năm 2000 dần dần thay thế cho kỹ thuật truyền hình analog cũ...

Kỹ thuật số là kỹ thuật biểu đạt thông tin dưới hai trạng thái là 0 và 1 (không có điện / có điện, không có từ trường / có từ trường, không có phản xạ quang học / có phản xạ quang học,...). Một chuỗi bao gồm nhiều số 0 và 1 sẽ biểu diễn cho thông tin cần lưu trữ hoặc xử lý, ví dụ một điểm ảnh (pixel) màu đỏ do máy ảnh kỹ thuật số ghi lại sẽ có giá trị là 1111 1111 0000 0000 0000 0000. Như vậy phải dùng đến 24 vị trí để lưu giữ thông tin của 1 điểm ảnh (pixel), với bức ảnh 100x100 pixel ở trên thì sẽ phải dùng đến 240 000 000 vị trí để lưu trữ. Vậy tại sao phải sử dụng kỹ thuật số? Ví dụ khi bạn nói điểm ảnh có màu hơi xám thì độ xám đó thuộc về cảm nhận của mỗi người và không được xác định chính xác là bao nhiêu - đây chính là cách biểu thị của tín hiệu tương tự (analog). Nhưng khi chuyển sang dạng tín hiệu số mức xám sẽ chia thành 256 giá trị đi từ đen - xám - trắng. Như vậy kỹ thuật số sẽ chuyển tín hiệu từ dạng không xác định chính xác thành một con số cụ thể để biểu thị. Cách làm này trông có vẻ như kỹ thuật số làm mất bớt thông tin của dữ liệu analog nhưng bù lại nó đáp ứng được hai yêu cầu là lưu trữ được lâu bền và tìm kiếm rất nhanh. Để đơn giản hơn bạn có thể tưởng tượng một quyển vở ghi chú và một file word trên máy tính. File word sẽ lưu trữ lâu hơn quyển vở do quyển vở có thể bị bay màu, hư hỏng theo thời gian. File word sẽ tìm một từ hoặc một đoạn văn nào đó nhanh hơn rất nhiều so với tìm trong quyển vở. Nói dài dòng như vậy để bạn hình dung được dữ liệu số mang lại lợi ích quá ưu việt và việc số hóa là gần như trở thành một điều kiện hiển nhiên.

Vậy chuyển đổi số là gì? Nó có phải là việc số hóa dữ liệu như mô tả ở trên không? Câu trả lời là muốn có chuyển đổi số thì tất cả dữ liệu phải ở dạng đã được số hóa, nhưng có tất cả dữ liệu đã được số hóa thì bạn vẫn chưa có chuyển đổi số. Bởi vì chuyển đổi số là những thao tác một cách tự động hoặc có sự can thiệp của con người trên dữ liệu số. Chính vì vậy mà các chuyên gia cho rằng chuyển đổi số là cách thức tổ chức con người, dữ liệu, và quy trình.

Đến đây chúng ta có, một là dữ liệu đã được số hóa, hai là các thao tác trên dữ liệu. Hai thành tố này gọi là chuyển đổi số. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ thao tác trên dữ liệu là thao tác gì? Đây chính là lý do nhiều doanh nghiệp nghe nhiều, nói nhiều, thử nghiệm nhiều nhưng vẫn mơ hồ và có thể thất bại trong việc chuyển đổi số. Ví dụ, áp dụng các thao tác lên dữ liệu để ra được kế hoạch mua hàng tối ưu. Ví dụ, áp dụng các thao tác lên dữ liệu để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, áp dụng các thao tác lên dữ liệu để tìm tuyến đường giao hàng tối ưu. Ví dụ, áp dụng các thao tác lên dữ liệu để dự báo xu hướng mua hàng trong tương lai gần... Những ví dụ như thế này có đến cả trăm, cả ngàn ví dụ, không thể liệt kê đầy đủ một danh sách như thế mà thay vào đó chúng ta có 2 mục tiêu luôn luôn được nhắm tới để quá trình chuyển đổi số không đi sai hướng như sau:

1. Gia tăng trải nghiệm khách hàng. Bạn có đang thực hiện chuyển đổi số để gia tăng trải nghiệm khách hàng không?

2. Tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu này bao gồm nhiều yếu tố như trải nghiệm của nhân viên, trải nghiệm của nhà cung cấp, tăng cường liên kết giữa các phòng ban, dùng công nghệ để cắt giảm các chi phí thừa, tăng hiệu suất hoạt động của nhân viên, quy trình rõ ràng, hệ thống chỉ số đánh giá nhân viên, quản lý công việc, quản lý sản xuất,...

Hy vọng những thông tin trên phần nào giải tỏa thắc mắc của bạn về chuyển đổi số. Chúc doanh nghiệp của bạn có những bước đi đúng đắn trên con đường chuyển đổi số của mình!

Like page của chúng tôi tại https://facebook.com/vietmana để đón xem những bài viết mới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trình bán hàng trong hệ thống ERP

Một quy trình bán hàng thông thường trong hệ thống ERP trải qua các bước như sau: 1. Báo giá. Khi khách hàng yêu cầu báo giá, bảng báo giá sẽ được lập và gửi đến khách hàng. 2. Đơn hàng. Nếu khách hàng chấp nhận bảng báo giá, thì bảng báo giá được chuyển sang tạo đơn hàng. Một đơn hàng có thể tạo ra từ một phần của 1 bảng báo giá hoặc có thể gom chung nhiều bảng báo giá vào 1 đơn hàng. 2. Đơn hàng bán Sale Order 2. Đơn hàng bán... 3. Soạn hàng Packing 3. Soạn hàng... 4. Giao hàng Shipment 4. Giao hàng... 5. Hóa đơn Invoice 5. Hóa đơn... 6. Nhận tiền Customer Check 6. Nhận tiền... 1. Báo giá Quotation 1. Báo giá... 7. Trả hàng R.M.A 7. Trả hàng... Bắt đầu Start Bắt đầu... Hoàn tất Finish Hoàn tất... 8. Nhận hàng Receiving 8. Nhận hàng... 9. Ghi nợ Credit memo 9. Ghi nợ... 2.1. Trả tiền trước Sale Prepaid 2.1. Trả tiền trước... 3.1. Lấy hàng Picking 3.1. Lấy hàng... 3.2. Kiểm tra Q.C 3.2. Kiểm tra... 3.3. Đóng gói Packaging 3.3. Đóng gói... Viewer does not support full SVG 1.1 3.

Hướng dẫn triển khai ERP #3 - Công việc cần chuẩn bị

Trước khi ứng dụng dụng ERP vào quản lý, doanh nghiệp cần phải biết cách đánh giá sơ bộ về năng lực nhân sự, quy trình và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp phần mềm. Việc này giúp doanh nghiệp ước tính được chi phí và thời gian cần phải bỏ ra để cải tiến hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro thất bại. Triển khai ERP là một việc đòi hỏi quá trình lâu dài, lợi ích của ERP không đến ngay lập tức như việc bạn bỏ tiền ra chạy quảng cáo để thu về đơn đặt hàng. Chính vì vậy việc này đòi hỏi tầm nhìn dài hạn của người quản lý cũng như phương pháp đánh giá phải phản ánh được việc triển khai có đang đi đúng hướng hay không. Chuẩn bị về quy trình . Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ nghĩ rằng "chúng tôi không cần quy trình". Nhưng thực chất quy trình là thứ đã tồn tại trước khi doanh nghiệp nghĩ đến việc mô tả lại nó. Ví dụ một doanh nghiệp đã hoạt động theo kiểu truyền thống, khi có một nhân viên bán hàng mới thì nhân viên bán hàng cũ sẽ hướng dẫn làm công việc bán

Làm hài lòng khách hàng, liệu bạn có đang làm đúng?

Lướt qua một vòng trên mạng với từ khóa "làm hài lòng khách hàng" chúng ta có thể rút ra những ý chính như sau: - Đừng dừng lại ở việc tỏ ra thân thiện, hãy là một người bạn. - Tạo ra trải nghiệm tuyệt vời <= quá chung chung - Quan tâm đến khách hàng - Nhớ tên khách hàng - Sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi - Tử tế, ân cần, tốt bụng - Khiến khách hàng thấy thoải mái, hài lòng về sự phục vụ và chăm sóc - Quà tặng tri ân khách hàng - Hiểu rõ tâm lý khách hàng - Nắm được lịch sử mua hàng của khách hàng - Chuyên nghiệp hơn trong cách bán hàng - Thể hiện sự am hiểu và đồng cảm - Xin lỗi khách hàng - Cảm ơn khách hàng Các yếu tố ở trên có vẻ như chỉ để giải quyết phần "ngọn" của vấn đề. Ví dụ khách hàng mua hàng về sử dụng thì thấy là không đúng mô tả hoặc chất lượng không đạt yêu cầu. Và khi đó người bán hàng sẽ "tử tế", "ân cần", "tốt bụng", "sẵn sàng nhận lỗi",... và khắc phục cho khách hàng bằng cách đổi trả miễn phí. Nhưng liệu nh