Triển khai áp dụng ERP là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian, nhanh thì cũng phải từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy để triển khai thành công thì nguồn lực cần phải tập trung, triển khai từng tính năng, đến khi mọi người cùng nắm rõ một tính năng thì mới chuyển sang tính năng khác. Cách làm cũng phải đi từ đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên tính năng phải chạy được sau đó mới đến cải thiện hiệu năng. Vậy mô-đun đầu tiên mà doanh nghiệp nên triển khai là gì?
Tồn kho là một chức năng cốt lõi trong chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo mức độ phục vụ của chuỗi. Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục của hoạt động kinh doanh, giao nhận. Hơn nữa quản lý kho hàng tốt sẽ đem lại giá trị gia tăng cho hàng hóa từ đó đem lại giá trị gia tăng cho đơn hàng. Mô-đun quản lý kho là một module có liên quan với gần như tất cả các mô-đun khác như bán hàng, mua hàng, tài chính, sản xuất. Đó là lý do tại sao việc quản lý kho tốt hơn sẽ tạo tiền đề cho các công đoạn khác hoạt động trơn tru, hiệu quả. Và mô-đun quản lý kho cũng chính là mô-đun đầu tiên doanh nghiệp nên triển khai.
Mô-đun quản lý kho giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt được ngay tức thời thông tin về số lượng và giá trị hàng tồn kho. Trước đây, doanh nghiệp quản lý theo cách thức truyền thống thì thông tin tồn kho trên giấy tờ không phản ánh chính xác hiện trạng hàng hóa trong kho. Lý do là vì khi lập phiếu nhập kho thì phải chờ đẩy đủ các hóa đơn chứng từ, cho nên giá trị phản ánh trên giấy tờ sẽ "chậm" hơn so với thực tế. Hàng hóa có thể sau khi nhập kho đã đưa vào sản xuất hoặc thậm chí đã xuấn kho bán cho khách hàng rồi nhưng giấy tờ vẫn chưa được lập. Hoặc khi xuất kho để bán cũng vậy, giấy tờ có thể không được cập nhật kịp với hiện trạng kho trong thực tế.
Ngoài ra có một số tính năng khác của mô-đun kho giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp mà phương pháp truyền thống khó làm được:
- Dự báo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa để lên kế hoạch tồn kho hiệu quả, ví dụ dựa vào thông tin xuất kho trong quá khứ, hệ thống sẽ cho ra dự báo nhu cầu hàng hóa trong tháng tiếp theo. Có thể dự báo nhu cầu hàng hóa của từng khách hàng. Có thể dự báo nhu cầu hàng hóa cho sản xuất.
- Tối ưu kế hoạch tồn kho, kế hoạch xử lý hàng tồn kho quá lâu.
Các tính năng cơ bản mà một hệ thống quản lý kho thường có:
- Quản lý hàng hóa theo mã, tên, và mô tả.
- Thông tin về kích thước, khối lượng, thể tích.
- Thông tin về thời điểm nhập kho, hạn sử dụng, hạn bảo hành.
- Thông tin về bản vẽ, thông số kỹ thuật, hình ảnh, video.
- Phân nhóm hàng hóa theo nhóm đơn hoặc theo danh mục nhiều cấp.
- Quản lý được vị trí của hàng hóa trong kho.
- Hiện trạng tồn kho được phản ánh tức thời và đồng bộ với các mô-đun khác.
- Quản lý chính sách giá theo mặt hàng, theo nhóm hàng, theo khách hàng.
- Quản lý chính sách chiết khấu theo mặt hàng, theo nhóm hàng, theo khách hàng.
Like page của chúng tôi tại https://facebook.com/vietmana để đón xem những bài viết mới.
Bài trước #3 - Triển khai ERP - công việc cần chuẩn bị.
Nhận xét
Đăng nhận xét