Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Triển khai ERP bắt đầu từ đâu?

Có phải bạn đang bắt đầu nhận ra có những thứ trong doanh nghiệp của bạn đang dần mất kiểm soát? Quản lý lượng hàng hóa ngày càng nhiều, quản lý hàng tồn kho, quản lý khách hàng, nhân viên, kế hoạch mua hàng, kế hoạch sản xuất,... Bạn tìm hiểu được trên thế giới có một giải pháp cho vấn đề của bạn đó chính là ERP. Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào? Dưới đây là những gợi ý sơ khai nhất hy vọng giải tỏa một chút thắc mắc cho bạn. 💥 Hiểu . Chắc hẳn khi đọc bài viết này bạn cũng đã từng nghe tới ba chữ ERP, cũng đã từng đặt câu hỏi ERP là gì? ERP là viết tắt của từ gì? Hãy tạm gác các thắc mắc đó sang một bên và chỉ cần hiểu ERP là một công cụ giúp cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp. Bản thân công cụ không tạo ra giá trị, chỉ đến khi con người sử dụng chúng thì mới có những giá trị mang lại. Ví dụ một chiếc xe máy, khi bạn sử dụng thì nó có giá trị vận chuyển. Một chiếc điện thoại khi bạn sử dụng thì nó có giá trị truyền đạt thông tin,... Nhưng nếu chiếc xe m...

Quy trình bán hàng trong hệ thống ERP

Một quy trình bán hàng thông thường trong hệ thống ERP trải qua các bước như sau: 1. Báo giá. Khi khách hàng yêu cầu báo giá, bảng báo giá sẽ được lập và gửi đến khách hàng. 2. Đơn hàng. Nếu khách hàng chấp nhận bảng báo giá, thì bảng báo giá được chuyển sang tạo đơn hàng. Một đơn hàng có thể tạo ra từ một phần của 1 bảng báo giá hoặc có thể gom chung nhiều bảng báo giá vào 1 đơn hàng. 2. Đơn hàng bán Sale Order 2. Đơn hàng bán... 3. Soạn hàng Packing 3. Soạn hàng... 4. Giao hàng Shipment 4. Giao hàng... 5. Hóa đơn Invoice 5. Hóa đơn... 6. Nhận tiền Customer Check 6. Nhận tiền... 1. Báo giá Quotation 1. Báo giá... 7. Trả hàng R.M.A 7. Trả hàng... Bắt đầu Start Bắt đầu... Hoàn tất Finish Hoàn tất... 8. Nhận hàng Receiving 8. Nhận hàng... 9. Ghi nợ Credit memo 9. Ghi nợ... 2.1. Trả tiền trước Sale Prepaid 2.1. Trả tiền trước... 3.1. Lấy hàng Picking 3.1. Lấy hàng... 3.2. Kiểm tra Q.C 3.2. Kiểm tra... 3.3. Đóng gói Packaging 3.3. Đóng gói... Viewer does not support full SVG 1.1 3....

Vì sao phải kiểm soát chất lượng sản phẩm?

Kiểm soát chất lượng (Quality control, QC) là hoạt động xác nhận xem sản phẩm có đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật hay không trước khi đến tay người tiêu dùng hoặc trước khi đưa vào công đoạn sản xuất tiếp theo. Chất lượng sản phẩm là nền tảng giá trị, nền tảng cạnh tranh, và nền tảng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mặc dù yếu tố về chất lượng không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố cốt lõi, cần thiết, bắt buộc phải có đầu tiên. Nếu một sản phẩm không đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng sẽ dẫn đến hậu quả lãng phí rất lớn cho việc đổi trả, đình trệ sản xuất. Chính vì vậy có thể nói gần như lý do duy nhất của việc kiểm soát chất lượng là không để sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Từ đó nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có hoạt động kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vietmana đã thiết kế h...

Điều phối hàng bán trong doanh nghiệp thương mại như thế nào?

Tại sao phải điều phối hàng bán ra? Đây là một đặc thù của các doanh nghiệp thương mại so với doanh nghiệp sản xuất. Nếu như doanh nghiệp sản xuất thông thường sẽ sản xuất những đơn đặt hàng số lượng lớn cho một số ít khách hàng. Thì doanh nghiệp thương mại lại phụ thuộc vào những đơn hàng nhỏ cho rất nhiều khách hàng khác nhau. Để dễ hình dung hơn, ví dụ một doanh nghiệp sản xuất động cơ xe máy, mỗi tháng chỉ có 1 đơn hàng sản xuất 100 cái động cơ để giao cho khách hàng. Doanh nghiệp này được gọi là doanh nghiệp sản xuất. Một doanh nghiệp khác kinh doanh phụ tùng xe máy, mỗi tháng có trung bình 10.000 đơn đặt hàng. Doanh nghiệp này nhập về tất cả các loại phụ tùng xe máy để bán cho người có nhu cầu. Doanh nghiệp này không có hoạt động sản xuất nào và được gọi là doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc điều phối hàng bán ra gần như là không cần thiết, có cũng được mà không có cũng được, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng đối với doanh nghiệ...

ERP là gì?

ERP là thuật ngữ không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, khi hỏi về ERP, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá mơ hồ về những thông tin trong lĩnh vực này. Vậy ERP là gì? Bạn hãy xem một số thông tin chia sẻ của vietmana.com như sau: ERP là một thuật ngữ tiếng anh là Enterprise Resource Planning, dịch ra có nghĩa là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hoạch định tức là vạch ra các bước hành động cần thiết để đạt được một mục tiêu. Nguồn lực: Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Ví dụ về các nguồn lực của doanh nghiệp: thông tin, tài chính, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, tài sản cố định, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm, quy trình sản xuất, quy trình công n...