Chuyển đến nội dung chính

Vì sao phải kiểm soát chất lượng sản phẩm?

Kiểm soát chất lượng (Quality control, QC) là hoạt động xác nhận xem sản phẩm có đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật hay không trước khi đến tay người tiêu dùng hoặc trước khi đưa vào công đoạn sản xuất tiếp theo.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là nền tảng giá trị, nền tảng cạnh tranh, và nền tảng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mặc dù yếu tố về chất lượng không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố cốt lõi, cần thiết, bắt buộc phải có đầu tiên.

Nếu một sản phẩm không đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng sẽ dẫn đến hậu quả lãng phí rất lớn cho việc đổi trả, đình trệ sản xuất.

Chính vì vậy có thể nói gần như lý do duy nhất của việc kiểm soát chất lượng là không để sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Từ đó nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn có hoạt động kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Vietmana đã thiết kế hai quy trình kiểm soát chất lượng đầu ra và đầu vào có thể đáp ứng được hầu hết cho hoạt động của các doanh nghiệp thương mại và sản xuất tại Việt Nam.

💡 Kiểm soát chất lượng đầu ra: trước khi đóng gói và giao hàng, sản phẩm sẽ được trải qua giai đoạn kiểm tra do nhân viên kiểm soát chất lượng thực hiện. Mỗi sản phẩm sẽ có một danh sách gọi là checking list, khi đó nếu một sản phẩm nào không vượt qua được checking list sẽ không thể tiếp tục chuyển sang giai đoạn đóng gói và giao hàng.

💡 Kiểm soát chất lượng đầu vào: trước khi nhập kho sản phẩm sẽ trải qua giai đoạn kiểm tra do nhân viên kiểm soát chất lượng thực hiện. Mỗi sản phẩm hoặc nguyên vật liệu đều có một danh sách checking list, các bảng thông số kỹ thuật. Nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ dựa vào đó để quyết định sản phẩm có đạt yêu cầu trước khi nhập kho hay không. Nếu không đạt yêu cầu sẽ bàn giao lại cho bộ phận mua hàng để trả hàng nhà cung cấp.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại info@vietmana.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trình bán hàng trong hệ thống ERP

Một quy trình bán hàng thông thường trong hệ thống ERP trải qua các bước như sau: 1. Báo giá. Khi khách hàng yêu cầu báo giá, bảng báo giá sẽ được lập và gửi đến khách hàng. 2. Đơn hàng. Nếu khách hàng chấp nhận bảng báo giá, thì bảng báo giá được chuyển sang tạo đơn hàng. Một đơn hàng có thể tạo ra từ một phần của 1 bảng báo giá hoặc có thể gom chung nhiều bảng báo giá vào 1 đơn hàng. 2. Đơn hàng bán Sale Order 2. Đơn hàng bán... 3. Soạn hàng Packing 3. Soạn hàng... 4. Giao hàng Shipment 4. Giao hàng... 5. Hóa đơn Invoice 5. Hóa đơn... 6. Nhận tiền Customer Check 6. Nhận tiền... 1. Báo giá Quotation 1. Báo giá... 7. Trả hàng R.M.A 7. Trả hàng... Bắt đầu Start Bắt đầu... Hoàn tất Finish Hoàn tất... 8. Nhận hàng Receiving 8. Nhận hàng... 9. Ghi nợ Credit memo 9. Ghi nợ... 2.1. Trả tiền trước Sale Prepaid 2.1. Trả tiền trước... 3.1. Lấy hàng Picking 3.1. Lấy hàng... 3.2. Kiểm tra Q.C 3.2. Kiểm tra... 3.3. Đóng gói Packaging 3.3. Đóng gói... Viewer does not support full SVG 1.1 3.

Vấn đề về bảo mật dữ liệu kinh doanh

Việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp mang lại nhiều cơ hội phát triển, nhưng đi kèm theo đó là nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần phải lường trước để có những bước đi đúng đắn. Một trong những thách thức lớn chính là vấn đề bảo mật dữ liệu kinh doanh. Khi dữ liệu của doanh nghiệp cần được truy cập sử dụng bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu nhằm mang lại sự tiện lợi thì sẽ có những kẽ hở gây "thất thoát" dữ liệu hoặc thậm chí là tổn thương đến hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những cách thức mà dữ liệu kinh doanh có thể bị đánh cắp và biện pháp khắc phục như thế nào. 1. Từ bên ngoài Đánh cắp thông tin. Tin tặc lợi dụng lỗ hổng của server hoặc của hệ thống phần mềm để tạo ra các truy xuất trái phép và đánh cắp dữ liệu của doanh nghiệp. Đối với trường hợp này cách khắc phục là luôn luôn cập nhật phần mềm, áp dụng các bản vá để tránh lỗ hổng bị phát hiện và lợi dụng. Nghe lén. Ví dụ khi bạn truy xuất dữ liệu doanh nghiệp trên server từ laptop của bạn thì khôn

Hướng dẫn triển khai ERP #2 - Chi phí cho hệ thống ERP như thế nào thì hợp lý?

Trong thời điểm "bội thực" thông tin như hiện nay, có quá nhiều thông tin trái chiều nhau, người thì nói triển khai ERP rất dễ, người thì nói rất khó, người thì nói chi phí rất rẻ, người thì nói chi phí rất đắt, người thì thành công, người thì thất bại,... Tất cả các thông tin đó làm cho chủ doanh nghiệp cảm thấy hoang mang và mất phương hướng. Bài viết này giúp phần nào giải tỏa thắc mắc về chi phí triển khai ERP cho chủ doanh nghiệp. Đầu tiên chúng ta cần xác định một hệ thống ERP bao gồm những gì? Về cơ bản, một hệ thống ERP bao gồm ba thành phần chính là con người, quy trình, và công nghệ. Trong đó con người có thể tạm chia ra làm 3 vai trò là chủ doanh nghiệp, người dùng cuối, và đội ngũ triển khai. Quy trình là các quy trình hoạt động của doanh nghiệp như bán hàng thì theo các bước như thế nào, mua hàng thì theo các bước như thế nào, đổi trả hàng hóa thì theo các bước ra sao,... Và cuối cùng về công nghệ thì cụ thể là dùng phần mềm gì, hoạt động trên hệ điều hành nào, c