Chuyển đến nội dung chính

ERP là gì?

ERP là thuật ngữ không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, khi hỏi về ERP, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá mơ hồ về những thông tin trong lĩnh vực này. Vậy ERP là gì? Bạn hãy xem một số thông tin chia sẻ của vietmana.com như sau:

ERP là một thuật ngữ tiếng anh là Enterprise Resource Planning, dịch ra có nghĩa là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
ERP là gì

Hoạch định tức là vạch ra các bước hành động cần thiết để đạt được một mục tiêu.

Nguồn lực: Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó.

Ví dụ về các nguồn lực của doanh nghiệp: thông tin, tài chính, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, tài sản cố định, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp, năng lực quản lý của doanh nghiệp, thương hiệu, uy tín,...

Như vậy có thể thấy ERP là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, điều phối các nguồn lực của mình để đem lại hiệu quả cao nhất có thể.

Vậy, dịch nôm ra thì "ERP là công cụ hỗ trợ cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp".

Nếu bạn cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ info@vietmana.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn triển khai ERP #2 - Chi phí cho hệ thống ERP như thế nào thì hợp lý?

Trong thời điểm "bội thực" thông tin như hiện nay, có quá nhiều thông tin trái chiều nhau, người thì nói triển khai ERP rất dễ, người thì nói rất khó, người thì nói chi phí rất rẻ, người thì nói chi phí rất đắt, người thì thành công, người thì thất bại,... Tất cả các thông tin đó làm cho chủ doanh nghiệp cảm thấy hoang mang và mất phương hướng. Bài viết này giúp phần nào giải tỏa thắc mắc về chi phí triển khai ERP cho chủ doanh nghiệp. Đầu tiên chúng ta cần xác định một hệ thống ERP bao gồm những gì? Về cơ bản, một hệ thống ERP bao gồm ba thành phần chính là con người, quy trình, và công nghệ. Trong đó con người có thể tạm chia ra làm 3 vai trò là chủ doanh nghiệp, người dùng cuối, và đội ngũ triển khai. Quy trình là các quy trình hoạt động của doanh nghiệp như bán hàng thì theo các bước như thế nào, mua hàng thì theo các bước như thế nào, đổi trả hàng hóa thì theo các bước ra sao,... Và cuối cùng về công nghệ thì cụ thể là dùng phần mềm gì, hoạt động trên hệ điều hành nào, c...

Hướng dẫn triển khai ERP #1 - Vì sao tôi lại cần hệ thống ERP?

Có khá nhiều lý do khiến doanh nghiệp nghĩ đến việc phải áp dụng hệ thống ERP vào quản lý nhưng chung quy lại tất cả những lý do đều ở trong một phạm vi duy nhất "giúp doanh nghiệp phát triển". Nếu bạn đọc được bài viết này, thì đây là hint: doanh nghiệp có bạn có trên 20 nhân viên không? hoặc, doanh thu theo tháng của bạn có trên 500tr không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này. Xuất phát từ tầm nhìn . Tầm nhìn là những điều mà doanh nghiệp nhìn thấy, hướng đến và muốn đạt được trong tương lai. Nó là bức tranh tổng thể để hoạch định ra phương pháp hành động. Chính vì vậy tầm nhìn còn có thể xuất hiện dưới cái tên khác là mục tiêu dài hạn. Ví dụ: * Bảo đảm chất lượng sản phẩm để xây dựng uy tín, thương hiệu từ đó thu hút 5% dung lượng thị trường trong 5 năm. * Phát triển nguồn nhân lực bền vững, lấy con người làm trung tâm để gia tăng nội lực của doanh nghiệp. * Mở kênh phân phối thương mại điện tử với mục tiêu đạt 25% tổng doanh số trong 5 năm. * Phát triển đội ngũ...

SKU là gì?

Hôm nay một người bạn có hỏi tôi rằng SKU trong quản lý kho là gì, một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu đúng. Tìm trên google với từ khóa "SKU là gì" cho ra khoảng 926.000 kết quả. Điểm sơ qua thì định nghĩa SKU tóm tắt như sau: SKU là viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị lưu trữ kho. Nói ngắn gọn đây là một mã số được gán cho mỗi sản phẩm để người quản lý có thể dễ dàng tìm kiếm và phân loại hàng hóa. Mã này chỉ được dùng trong nội bộ doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quy định. Mã SKU không có bất kỳ ràng buộc nào về cách đặt và cách hiển thị. Ví dụ một mã SKU có 4 phần là mã sản phẩm, thương hiệu, chất liệu, và màu sắc. Giữa các phần có thể phân cách với nhau bằng dấu "-" hoặc "/" hoặc ":" tùy theo quy định của nhà quản lý. Sản phẩm Thương hiệu Chất liệu Màu sắc SKU SHOE US LEATHER ...