Chuyển đến nội dung chính

Triển khai ERP bắt đầu từ đâu?

Có phải bạn đang bắt đầu nhận ra có những thứ trong doanh nghiệp của bạn đang dần mất kiểm soát? Quản lý lượng hàng hóa ngày càng nhiều, quản lý hàng tồn kho, quản lý khách hàng, nhân viên, kế hoạch mua hàng, kế hoạch sản xuất,... Bạn tìm hiểu được trên thế giới có một giải pháp cho vấn đề của bạn đó chính là ERP. Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào? Dưới đây là những gợi ý sơ khai nhất hy vọng giải tỏa một chút thắc mắc cho bạn.

💥 Hiểu. Chắc hẳn khi đọc bài viết này bạn cũng đã từng nghe tới ba chữ ERP, cũng đã từng đặt câu hỏi ERP là gì? ERP là viết tắt của từ gì? Hãy tạm gác các thắc mắc đó sang một bên và chỉ cần hiểu ERP là một công cụ giúp cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp. Bản thân công cụ không tạo ra giá trị, chỉ đến khi con người sử dụng chúng thì mới có những giá trị mang lại. Ví dụ một chiếc xe máy, khi bạn sử dụng thì nó có giá trị vận chuyển. Một chiếc điện thoại khi bạn sử dụng thì nó có giá trị truyền đạt thông tin,... Nhưng nếu chiếc xe máy, hay chiếc điện thoại không có con người sử dụng thì nó cũng không mang lại thêm giá trị gì cả. ERP cũng như vậy, nó đơn thuần chỉ là một công cụ. Cùng một công cụ nhưng sẽ có những mục đích sử dụng khác nhau, ví dụ xe máy có thể dùng để đi làm, có thể dùng để chở khách, điện thoại có thể dùng để đọc tin tức, có thể dùng để chơi game,... Vậy mục đích sử dụng ERP của bạn là gì?

💦 Xác định mục đích. Tất nhiên với một doanh nghiệp nhỏ vừa mới thành lập, các hoạt động đơn giản, mọi thứ đều trơn tru thì không có lý do gì bạn phải nghĩ đến “mục đích triển khai ERP” làm gì cả. Chỉ đến khi nào các hoạt động trong doanh nghiệp của bạn bộc lộ ra những “nỗi đau”. Chẳng hạn không kiểm soát được tình hình tồn kho, thường xuyên xảy ra sai sót trong công việc quản lý tồn kho. Thường xuyên xảy ra tình trạng giao hàng trễ, sai sót, thiếu hàng. Chăm sóc khách hàng bị chồng chéo, ví dụ nhân viên A vừa gọi cho khách hàng xong, 5 phút sau nhân viên B cũng lại gọi cho cùng khách hàng đó. Khó khăn trong việc theo dõi và quản lý tiến độ dự án. Khó khăn trong việc quản lý sản xuất. Khó khăn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Hoặc đơn giản khó khăn trong việc lập báo giá, dự toán. Ví dụ một báo giá bạn phải mất thời gian từ 1-2h, bạn cảm thấy việc này cần phải rút ngắn lại để tiết kiệm nhân lực tăng tốc độ xử lý công việc. Như vậy ở bước này bạn cần phải liệt kê ra các nỗi đau mà bạn cho là nhất định phải giải quyết. Mục đích là phải giải quyết được càng nhiều nỗi đau càng tốt.

💢 Lường trước khó khăn. Có hai thứ khó khăn bạn cần phải lường trước đó là con người và công cụ. Thứ nhất, bạn cần phải đánh giá sơ bộ năng lực và tư tưởng của đội ngũ. Đội ngũ có đồng lòng tìm con đường phát triển hay không. Vì chính đội ngũ của bạn là người vận hành công cụ ERP. Nếu bạn và đội ngũ không cùng tầm nhìn không cùng mục tiêu thì đây là khó khăn lớn nhất và thất bại là gần như không thể tránh khỏi. Thứ hai, về công cụ, có công cụ nào phù hợp với yêu cầu của bạn không? Chính sách bảo mật của nhà cung cấp như thế nào để bảo đảm cho dữ liệu kinh doanh của bạn? Uy tín của nhà cung cấp ra sao?...

💖 Quyết tâm. Sau khi xác định được mục đích, lường trước khó khăn, bạn phải tự đánh giá xem mức độ quyết tâm của bạn tới đâu. Hãy trả lời câu hỏi: bạn (chủ doanh nghiệp) sẽ theo sát việc triển khai ERP này hay cấp dưới của bạn sẽ làm việc đó? Nếu câu trả lời là cấp dưới của bạn thì bạn hãy tạm gác việc triển khai ERP lại.

Tìm nhà cung cấp. Hãy nói chuyện với vài nhà cung cấp, cho họ biết “nỗi đau” của bạn sau đó hãy đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất.

Nếu bạn có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại info@vietmana.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn triển khai ERP #2 - Chi phí cho hệ thống ERP như thế nào thì hợp lý?

Trong thời điểm "bội thực" thông tin như hiện nay, có quá nhiều thông tin trái chiều nhau, người thì nói triển khai ERP rất dễ, người thì nói rất khó, người thì nói chi phí rất rẻ, người thì nói chi phí rất đắt, người thì thành công, người thì thất bại,... Tất cả các thông tin đó làm cho chủ doanh nghiệp cảm thấy hoang mang và mất phương hướng. Bài viết này giúp phần nào giải tỏa thắc mắc về chi phí triển khai ERP cho chủ doanh nghiệp. Đầu tiên chúng ta cần xác định một hệ thống ERP bao gồm những gì? Về cơ bản, một hệ thống ERP bao gồm ba thành phần chính là con người, quy trình, và công nghệ. Trong đó con người có thể tạm chia ra làm 3 vai trò là chủ doanh nghiệp, người dùng cuối, và đội ngũ triển khai. Quy trình là các quy trình hoạt động của doanh nghiệp như bán hàng thì theo các bước như thế nào, mua hàng thì theo các bước như thế nào, đổi trả hàng hóa thì theo các bước ra sao,... Và cuối cùng về công nghệ thì cụ thể là dùng phần mềm gì, hoạt động trên hệ điều hành nào, c...

Hướng dẫn triển khai ERP #1 - Vì sao tôi lại cần hệ thống ERP?

Có khá nhiều lý do khiến doanh nghiệp nghĩ đến việc phải áp dụng hệ thống ERP vào quản lý nhưng chung quy lại tất cả những lý do đều ở trong một phạm vi duy nhất "giúp doanh nghiệp phát triển". Nếu bạn đọc được bài viết này, thì đây là hint: doanh nghiệp có bạn có trên 20 nhân viên không? hoặc, doanh thu theo tháng của bạn có trên 500tr không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này. Xuất phát từ tầm nhìn . Tầm nhìn là những điều mà doanh nghiệp nhìn thấy, hướng đến và muốn đạt được trong tương lai. Nó là bức tranh tổng thể để hoạch định ra phương pháp hành động. Chính vì vậy tầm nhìn còn có thể xuất hiện dưới cái tên khác là mục tiêu dài hạn. Ví dụ: * Bảo đảm chất lượng sản phẩm để xây dựng uy tín, thương hiệu từ đó thu hút 5% dung lượng thị trường trong 5 năm. * Phát triển nguồn nhân lực bền vững, lấy con người làm trung tâm để gia tăng nội lực của doanh nghiệp. * Mở kênh phân phối thương mại điện tử với mục tiêu đạt 25% tổng doanh số trong 5 năm. * Phát triển đội ngũ...

SKU là gì?

Hôm nay một người bạn có hỏi tôi rằng SKU trong quản lý kho là gì, một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu đúng. Tìm trên google với từ khóa "SKU là gì" cho ra khoảng 926.000 kết quả. Điểm sơ qua thì định nghĩa SKU tóm tắt như sau: SKU là viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị lưu trữ kho. Nói ngắn gọn đây là một mã số được gán cho mỗi sản phẩm để người quản lý có thể dễ dàng tìm kiếm và phân loại hàng hóa. Mã này chỉ được dùng trong nội bộ doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quy định. Mã SKU không có bất kỳ ràng buộc nào về cách đặt và cách hiển thị. Ví dụ một mã SKU có 4 phần là mã sản phẩm, thương hiệu, chất liệu, và màu sắc. Giữa các phần có thể phân cách với nhau bằng dấu "-" hoặc "/" hoặc ":" tùy theo quy định của nhà quản lý. Sản phẩm Thương hiệu Chất liệu Màu sắc SKU SHOE US LEATHER ...