Chuyển đến nội dung chính

Một số định nghĩa về ERP

Theo Vietmana, ERP là một hệ thống ghi chép các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp để giải bài toán cắt giảm chi phí.

Vận hành một doanh nghiệp có thể ví như việc giải một bài toán thống kê. Mua hàng gì, bán hàng gì, sản xuất cái gì... đều vì một mục đích cuối cùng đó là đem lại lợi nhuận. Trong đó cách gia tăng lợi nhuận hiệu quả nhất, bền vững nhất, đó chính là cắt giảm chi phí, tiết kiệm nhân lực. Như vậy nhiệm vụ đầu tiên của ERP là phải ghi chép các dữ kiện hàng ngày. Từ các dữ kiện hàng ngày đó ERP sẽ cho ra các báo cáo, các kế hoạch một cách tự động để giúp cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp.
ERP là gì?

Dưới đây là một số định nghĩa ERP khác

Oracle
ERP là một loại phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày như kế toán, mua sắm, quản lý dự án, quản lý rủi ro, quản trị chuỗi cung ứng. Hệ thống ERP gắn kết các quy trình kinh doanh với nhau và cho phép lưu chuyển dữ liệu giữa chúng. Hệ thống ERP được thiết kế để các quy trình cùng làm việc trên một cơ sở dữ liệu duy nhất đảm bảo tính chính xác, tính duy nhất, và tính chia sẻ.

Netsuite (Oracle đã mua lại)
ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning, nhưng ngay cả tên đầy đủ của nó cũng không nói lên được ERP là gì hay nó làm gì. Vì vậy, bạn hãy dừng lại và hình dung về tất cả các quy trình khác nhau cần thiết để vận hành một doanh nghiệp, ví dụ quản lý hàng tồn kho, đơn đặt hàng, kế toán, nhân sự, quản lý quan hệ khách hàng (CRM),... Thì phần mềm ERP tích hợp các chức năng khác nhau này thành một hệ thống hoàn chỉnh để bạn vận hành các quy trình đó trong doanh nghiệp.
Tính năng trung tâm của tất cả các hệ thống ERP là cơ sở dữ liệu dùng chung được sử dụng bởi các phòng ban trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là nhân viên ở các bộ phận khác nhau — ví dụ, kế toán và bán hàng — có thể dựa vào cùng một thông tin cho các nhu cầu cụ thể của họ.

SAP
ERP là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning, có nghĩa là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Nhưng ERP là gì? Cách đơn giản nhất để định nghĩa ERP là nghĩ về tất cả các quy trình cốt lõi cần thiết để vận hành một doanh nghiệp: tài chính, nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng, dịch vụ, mua sắm và những quy trình khác. Về cơ bản, ERP tích hợp tất cả các quy trình này vào một hệ thống duy nhất.

QAD
ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning, dùng để chỉ phần mềm được sử dụng để lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng, sản xuất, dịch vụ, tài chính và các quy trình khác của một doanh nghiệp. Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp có thể được sử dụng để tự động hóa và đơn giản hóa các hoạt động riêng lẻ trong một doanh nghiệp. Ví dụ, kế toán, mua sắm, quản lý dự án, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý chuỗi cung ứng.

Microsoft Dynamics
ERP là từ viết tắt của từ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Đây là phần mềm quản lý các quy trình kinh doanh. Quản lý và tích hợp các hoạt động tài chính, chuỗi cung ứng, báo cáo, sản xuất, và nhân sự của một công ty. Nhiều công ty hiện nay đều có sẵn các phần mềm rời rạc khác nhau phục vụ cho những mục đích riêng lẻ nhưng hầu hết chúng không hoàn toàn phù hợp và khó đáp ứng tốt với việc tăng trưởng kinh doanh trong tương lai.

SYSPRO
ERP là từ viết tắt của hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Nói một cách tổng thể, ERP là giải pháp tự động hóa và tích hợp hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Ngành công nghệ thông tin nổi tiếng với việc áp dụng các từ viết tắt, nhiều khi được sử dụng rộng rãi nhưng chưa được hiểu đầy đủ. ERP là một thuật ngữ như vậy, nó là phần mềm dùng để ghi nhận và quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày trong doanh nghiệp.
Hệ thống ERP tự động hóa và tích hợp các quy trình kinh doanh cốt lõi như nhận đơn đặt hàng, lên lịch làm việc, quản lý hàng tồn kho, quản lý dữ liệu tài chính. Hệ thống ERP có thể đưa ra các báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nhiệp cũng như phân tích các vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm. Hệ thống ERP cho phép số hóa doanh nghiệp của bạn.

Epicor
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning. Phần mềm ERP là một công cụ quản lý quy trình kinh doanh mạnh mẽ. Nó được dùng để quản lý thông tin trong doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp hiện nay có quy trình hoạt động khác nhau nhưng họ cùng đối mặt với một thách thức chung: duy trì tính cạnh tranh trên thương trường. Để làm được điều đó, cần phải có một công cụ đáng tin cậy để lưu trữ và truy cập thông tin. Đây là lúc ERP phát huy tác dụng. Hệ thống ERP lưu trữ và tích hợp tất cả các thông tin trong doanh nghiệp một cách toàn diện và có thể truy cập bởi các cá nhân trong doanh nghiệp.

Bossofcloud
Mặc dù ERP là một từ viết tắt khá đơn giản, nhưng nó có hàng chục định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa đó đều có điểm chung là chúng mô tả ERP như một cơ sở dữ liệu trung tâm, được chia sẻ và truy cập bởi tất cả nhân viên của công ty.
Ví dụ, hệ thống ERP trong bán lẻ phản ánh các mặt hàng và giá cả giống nhau trên toàn chuỗi, số lượng hàng tồn kho được chia sẻ trong chuỗi, khả năng tích hợp với thương mại điện tử cũng như phân tích doanh số và tài chính. Hệ thống ERP cho sản xuất giúp kiểm soát việc sản xuất tất cả các dòng sản phẩm, dự báo nhu cầu về nguồn cung cấp. Cung cấp thông tin cần thiết ngay lập tức cho các đội bán hàng và tiếp thị.

Alexis Leon
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một giải pháp phần mềm toàn diện, tích hợp và tự động hóa các chức năng kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc tích hợp và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực giữa các phòng ban giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định tốt hơn, giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn. Ngày nay việc có một hệ thống ERP không còn là điều xa xỉ mà nó đã trở nên cần thiết. Một hệ thống ERP mạnh mẽ cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Vietmana, info@vietmana.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn triển khai ERP #2 - Chi phí cho hệ thống ERP như thế nào thì hợp lý?

Trong thời điểm "bội thực" thông tin như hiện nay, có quá nhiều thông tin trái chiều nhau, người thì nói triển khai ERP rất dễ, người thì nói rất khó, người thì nói chi phí rất rẻ, người thì nói chi phí rất đắt, người thì thành công, người thì thất bại,... Tất cả các thông tin đó làm cho chủ doanh nghiệp cảm thấy hoang mang và mất phương hướng. Bài viết này giúp phần nào giải tỏa thắc mắc về chi phí triển khai ERP cho chủ doanh nghiệp. Đầu tiên chúng ta cần xác định một hệ thống ERP bao gồm những gì? Về cơ bản, một hệ thống ERP bao gồm ba thành phần chính là con người, quy trình, và công nghệ. Trong đó con người có thể tạm chia ra làm 3 vai trò là chủ doanh nghiệp, người dùng cuối, và đội ngũ triển khai. Quy trình là các quy trình hoạt động của doanh nghiệp như bán hàng thì theo các bước như thế nào, mua hàng thì theo các bước như thế nào, đổi trả hàng hóa thì theo các bước ra sao,... Và cuối cùng về công nghệ thì cụ thể là dùng phần mềm gì, hoạt động trên hệ điều hành nào, c...

Tư vấn lựa chọn giải pháp ERP miễn phí

Hiện nay có quá nhiều giải pháp ERP cho doanh nghiệp, nếu bạn băn khoăn không biết nên lựa chọn giải pháp nào? nguồn mở hay nguồn đóng? có phí hay miễn phí? on-cloud hay on-premise?... Hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gửi email về info@vietmana.com hoặc comment ngay dưới bài viết này. Demo một số phần mềm ERP nguồn mở có nhiều tính năng nhất: 1. Odoo. Xem demo tại đây https://demo.odoo.com 2. ERPNext Để xem demo của ERPNext, bạn click vào link phù hợp dưới đây rồi click vào nút "Launch Demo" * Demo doanh nghiệp sản xuất https://manufacturing.erpnext.com * Demo doanh nghiệp bán lẻ  https://retail.erpnext.com * Demo doanh nghiệp dịch vụ  https://services.erpnext.com 3. SCIPIO ERP Xem demo tại https://ce.scipioerp.com/ordermgr , tên đăng nhập là admin, mật khẩu là scipio 4. Dolibarr Xem demo tại đây  https://demo.dolibarr.org , chọn "Company manufacturing products" 5. Axelor Xem demo tại đây  https://demo.axelor.com , chọn "Demo ERP"

Vấn đề về bảo mật dữ liệu kinh doanh

Việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp mang lại nhiều cơ hội phát triển, nhưng đi kèm theo đó là nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần phải lường trước để có những bước đi đúng đắn. Một trong những thách thức lớn chính là vấn đề bảo mật dữ liệu kinh doanh. Khi dữ liệu của doanh nghiệp cần được truy cập sử dụng bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu nhằm mang lại sự tiện lợi thì sẽ có những kẽ hở gây "thất thoát" dữ liệu hoặc thậm chí là tổn thương đến hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những cách thức mà dữ liệu kinh doanh có thể bị đánh cắp và biện pháp khắc phục như thế nào. 1. Từ bên ngoài Đánh cắp thông tin. Tin tặc lợi dụng lỗ hổng của server hoặc của hệ thống phần mềm để tạo ra các truy xuất trái phép và đánh cắp dữ liệu của doanh nghiệp. Đối với trường hợp này cách khắc phục là luôn luôn cập nhật phần mềm, áp dụng các bản vá để tránh lỗ hổng bị phát hiện và lợi dụng. Nghe lén. Ví dụ khi bạn truy xuất dữ liệu doanh nghiệp trên server từ laptop của bạn thì khôn...