Chuyển đến nội dung chính

Làm sao để website thương mại điện tử giữ chân được khách hàng?

Không phải một website có layout đẹp, giao diện chuyên nghiệp, hình ảnh bắt mắt, đầy đủ các chức năng, tối ưu SEO, tốc độ tải trang nhanh chóng,... là có thể giữ chân được khách hàng. Mà yếu tố chính ở đây là nội dung của website. Hãy thử hình dung bạn đang đứng trong siêu thị, điều bạn cần là tìm một món hàng bạn đã định sẵn trong đầu. Website thương mại điện tử cũng vậy, khi khách hàng truy cập vào trang của bạn, họ đã định sẵn là họ cần tìm gì và website phải được tổ chức sao cho khách hàng dễ tìm ra cái mà họ muốn nhất. Cụ thể chúng ta hãy cùng điểm qua các yếu tố dưới đây

Làm sao để website thương mại điện tử giữ chân được khách hàng?

1. Khách hàng có thể dễ dàng định hướng. Ví dụ khi khách hàng đang xem một sản phẩm thì họ có thể hình dung được họ đang đứng ở danh mục nào, đang xem sản phẩm gì, làm thế nào để quay về danh mục trước đó, làm thế nào để có thể quay về trang chủ. Trang chủ của website cũng chính là trang quan trọng nhất, khi khách hàng "mất phương hướng", không hình dung được mình đang ở đâu thì họ có xu hướng click vào logo để quay về trang chủ. Chính vì vậy trang chủ cũng cần phải được thiết kế làm sao để trưng bày hàng hóa tối giản và dễ định hướng nhất.Breadcrumbs giúp định hướng vị trí trong website thương mại điện tử

Để giúp cho việc định hướng được dễ dàng, website thương mại điện tử phải sử dụng đến cây danh mục, menu, và breadcrumbs.

2. Khách hàng có thể thấy ngay những gì họ cần trên cùng một trang. Ví dụ khi khách hàng đang xem một sản phẩm thì ở ngay trang đó phải hiển thị sản phẩm cùng loại nhưng với kích thước nhỏ hơn hay lớn hơn, hoặc là màu sắc khác,...

Hiển thị sản phẩm liên quan trên cùng một trang

Ngoài sản phẩm cùng loại thì cũng phải hiển thị sản phẩm liên quan, chẳng hạn khách hàng đang xem mua gạo để nấu cơm thì phải hiển thị cả nồi cơm điện, hay khách hàng đang xem bulong thì cũng phải hiển thị thêm con tán. Cuối cùng cần phải hiển thị "sản phẩm thường được mua cùng". Website thương mại điện tử sẽ thống kê theo các đơn đặt hàng mà khách hàng đã đặt thì những sản phẩm nào thường được mua cùng nhau, từ đó lưu trữ và hiển thị danh sách các mặt hàng thường được mua cùng nhau.

3. Hình ảnh rõ ràng. Khách hàng mua hàng trên website thương mại điện tử sẽ khác với mua hàng được cầm nắm, xem thực tế. Chính vì vậy sản phẩm nên có nhiều hình ảnh độ phân giải cao. Ngoài hình ảnh sản phẩm được chụp trong studio thì hình ảnh thực tế từ người sử dụng, hoặc video về sản phẩm sẽ tăng tính thuyết phục đối với khách hàng. Đối với các sản phẩm kỹ thuật thì cần thêm các bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm.

Hình ảnh và video về sản phẩm

4. Mô tả đầy đủ. Mô tả các thông tin kỹ thuật đầy đủ và chính xác, ví dụ chiều dài, rộng, cao, màu sắc, tính năng,... phải chi tiết và chính xác. Ngoài ra các thông tin khác như thông tin đặt hàng, sản phẩm có sẵn không, chi phí vận chuyển ra sao... Nếu sản phẩm có hướng dẫn sử dụng hay bản vẽ kỹ thuật từ nhà sản xuất thì khách hàng cũng có thể tải về dễ dàng, nhanh chóng.

5. Giao tiếp với khách hàng. Giao tiếp ở đây là gì? Ví dụ khách hàng đang xem thông tin sản phẩm mà có thắc mắc bất chợt thì có thể dễ dàng kết nối với bộ phận chăm sóc khách hàng. Ví dụ khi khách hàng đặt hàng sản phẩm thì sẽ ngay lập tức gửi email thông báo rằng "chúng tôi đã nhận đơn đặt hàng". Sau đó khi đơn hàng đã được xử lý sẽ tự động gửi email thông báo "đơn hàng của bạn đã được xác nhận, chúng tôi đang đóng gói và dự kiến bạn sẽ nhận được hàng vào ngày dd/mm/yyyy". Sau khi khách hàng đã nhận được hàng thì sẽ gửi email cảm ơn và thông tin bảo hành cũng như liên kết để khách hàng đánh giá / nhận xét sản phẩm. Quy trình giao tiếp càng chi tiết khách hàng sẽ càng cảm thấy thoải mái và sẵn sàng quay lại giao dịch với bạn.

6. Tìm kiếm dễ dàng. Thông tin chi tiết kỹ thuật, tên gọi sản phẩm, các thuộc tính sản phẩm, bảng vẽ kỹ thuật,... có thể dễ dàng tìm được để đến được với sản phẩm mình cần một cách nhanh chóng.

Tìm kiếm dễ dàng

7. Chia sẻ thông tin có ích. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích xoay quanh các sản phẩm bạn đang bán, review, các mẹo vặt với sản phẩm,... Các câu hỏi thường gặp, giải đáp thắc mắc. Hình thức chia sẻ có thể thông qua blog, fan page, group.

8. Đăng ký thuận tiện. Ví dụ khi khách hàng tạo tài khoản đăng nhập vào website thương mại điện tử thì chỉ yêu cầu những thông tin tối thiểu nhất, ví dụ tên đăng nhập và mật khẩu. Đến khi khách hàng đặt hàng thì mới đặt những câu hỏi theo từng bước, ví dụ, bạn muốn ship hàng về địa chỉ nào? bạn muốn xuất hóa đơn về địa chỉ nào? số điện thoại liên lạc để giao hàng?... Từ đó mới lấy những thông tin cần thiết tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện và không quá khó khăn khi phải điền một lúc tất cả thông tin vào một form lớn.

Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp ích cho bạn khi xây dựng một website thương mại điện tử.

Bài viết này có sử dụng hình ảnh từ website mecsu.vn

Vietmana Software cung cấp phần mềm ERP/CRM/eCommerce, email: info@vietmana.com
Like page của chúng tôi để nhận được những bài viết mới nhất tại https://www.facebook.com/vietmana


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn triển khai ERP #2 - Chi phí cho hệ thống ERP như thế nào thì hợp lý?

Trong thời điểm "bội thực" thông tin như hiện nay, có quá nhiều thông tin trái chiều nhau, người thì nói triển khai ERP rất dễ, người thì nói rất khó, người thì nói chi phí rất rẻ, người thì nói chi phí rất đắt, người thì thành công, người thì thất bại,... Tất cả các thông tin đó làm cho chủ doanh nghiệp cảm thấy hoang mang và mất phương hướng. Bài viết này giúp phần nào giải tỏa thắc mắc về chi phí triển khai ERP cho chủ doanh nghiệp. Đầu tiên chúng ta cần xác định một hệ thống ERP bao gồm những gì? Về cơ bản, một hệ thống ERP bao gồm ba thành phần chính là con người, quy trình, và công nghệ. Trong đó con người có thể tạm chia ra làm 3 vai trò là chủ doanh nghiệp, người dùng cuối, và đội ngũ triển khai. Quy trình là các quy trình hoạt động của doanh nghiệp như bán hàng thì theo các bước như thế nào, mua hàng thì theo các bước như thế nào, đổi trả hàng hóa thì theo các bước ra sao,... Và cuối cùng về công nghệ thì cụ thể là dùng phần mềm gì, hoạt động trên hệ điều hành nào, c

Tư vấn lựa chọn giải pháp ERP miễn phí

Hiện nay có quá nhiều giải pháp ERP cho doanh nghiệp, nếu bạn băn khoăn không biết nên lựa chọn giải pháp nào? nguồn mở hay nguồn đóng? có phí hay miễn phí? on-cloud hay on-premise?... Hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gửi email về info@vietmana.com hoặc comment ngay dưới bài viết này. Demo một số phần mềm ERP nguồn mở có nhiều tính năng nhất: 1. Odoo. Xem demo tại đây https://demo.odoo.com 2. ERPNext Để xem demo của ERPNext, bạn click vào link phù hợp dưới đây rồi click vào nút "Launch Demo" * Demo doanh nghiệp sản xuất https://manufacturing.erpnext.com * Demo doanh nghiệp bán lẻ  https://retail.erpnext.com * Demo doanh nghiệp dịch vụ  https://services.erpnext.com 3. SCIPIO ERP Xem demo tại https://ce.scipioerp.com/ordermgr , tên đăng nhập là admin, mật khẩu là scipio 4. Dolibarr Xem demo tại đây  https://demo.dolibarr.org , chọn "Company manufacturing products" 5. Axelor Xem demo tại đây  https://demo.axelor.com , chọn "Demo ERP"