👍 Giải pháp ERP phù hợp. Bước này cần thời gian thực hiện lâu nhất, trước hết bạn cần cung cấp bảng mô tả các yêu cầu kỹ thuật, các nghiệp vụ,... tất cả những gì bạn nghĩ rằng bạn sẽ cần. Sau đó nhà cung cấp sẽ lập hồ sơ tư vấn. Dựa vào hồ sơ tư vấn bạn sẽ đánh giá được hệ thống ERP của nhà cung cấp có phù hợp với các quy trình của doanh nghiệp không? Doanh nghiệp có thể sửa đổi quy trình để phù hợp với hệ thống ERP không? Mức độ phù hợp là bao nhiêu phần trăm? Nếu muốn đạt được độ phù hợp cần thiết để đi vào vận hành thì chi phí cần phải bỏ ra là như thế nào? Nhà cung cấp có sẵn lòng chỉnh sửa hệ thống để phù hợp với các quy trình trong doanh nghiệp của bạn không?.
👍 Năng lực của nhà cung cấp. Bạn cần phải đánh giá năng lực về tài chính, năng lực về nhân sự, năng lực về công nghệ,... của nhà cung cấp. Hãy tham khảo những dự án ERP đã từng triển khai của họ. Nếu được, bạn nên tham khảo ý kiến phản hồi của các khách hàng đã từng sử dụng hệ thống. Việc tìm hiểu cẩn thận năng lực của nhà cung cấp sẽ giúp bạn giảm bớt rủi ro trong việc triển khai thất bại.
👍 Uy tín của nhà cung cấp. Khi bạn sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp có nghĩa là bạn đã giao phó những dữ liệu kinh doanh “nhạy cảm” cho họ. Liệu những dữ liệu của bạn có được an toàn không? Liệu những dữ liệu này có thể bị tấn công khai thác từ bên ngoài không? Liệu nhà cung cấp có giữ đúng cam kết bảo mật với bạn không? Tất nhiên các nhà cung cấp lúc nào cũng luôn luôn nói rằng chúng tôi cam kết, chúng tôi đảm bảo. Nhưng chúng ta có thể thấy những vụ án “rò rỉ dữ liệu” gây chấn động đã xảy ra và xảy ra ở các tập đoàn lớn, uy tín trên thế giới. Như vậy uy tín của nhà cung cấp cũng là vấn đề sống còn của doanh nghiệp bạn, cho nên bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
👍 Thời gian triển khai. Bạn cần phải suy xét kỹ lưỡng, nếu thời gian triển khai quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thời gian triển khai quá nhanh thì xác suất xảy ra sai sót sẽ cao hơn và lúc đó chi phí đi sửa chữa có thể sẽ đội lên…
👍 Tỉ số giá trị / giá cả. Tỉ số này càng lớn càng tốt, giá trị là giá trị của phần mềm mang lại, giá cả là số tiền bạn phải bỏ ra để mua phần mềm.
👍 Hỗ trợ, bảo hành. Hãy đánh giá, so sánh khả năng hỗ trợ, bảo hành của các nhà cung cấp để lựa chọn ra đơn vị phù hợp nhất.
Ở trên là các tiêu chí chung để bạn có cái nhìn căn bản về nhà cung cấp ERP. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu khác nhau, ví dụ có doanh nghiệp ưu tiên về độ phù hợp, có doanh nghiệp ưu tiên về độ bảo mật dữ liệu kinh doanh, có doanh nghiệp ưu tiên số một về thời gian triển khai để họ nhanh chóng thực hiện kế hoạch chiếm lĩnh thị trường trong thời gian ngắn. Vì vậy bạn hãy tự đánh trọng số cho từng tiêu chí theo độ ưu tiên mong muốn để tìm ra nhà cung cấp tối ưu. Ngoài ra, khi xác định xong các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp ERP, bạn sẽ cần phải lường trước được rủi ro khi làm việc với nhà cung cấp đã được lựa chọn đó.
Nếu có thắc mắc gì xin để lại bình luận hoặc email cho chúng tôi tại info@vietmana.com
Nhận xét
Đăng nhận xét