Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vì sao phải kiểm soát chất lượng sản phẩm?

Kiểm soát chất lượng (Quality control, QC) là hoạt động xác nhận xem sản phẩm có đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật hay không trước khi đến tay người tiêu dùng hoặc trước khi đưa vào công đoạn sản xuất tiếp theo. Chất lượng sản phẩm là nền tảng giá trị, nền tảng cạnh tranh, và nền tảng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mặc dù yếu tố về chất lượng không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố cốt lõi, cần thiết, bắt buộc phải có đầu tiên. Nếu một sản phẩm không đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng sẽ dẫn đến hậu quả lãng phí rất lớn cho việc đổi trả, đình trệ sản xuất. Chính vì vậy có thể nói gần như lý do duy nhất của việc kiểm soát chất lượng là không để sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng. Từ đó nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có hoạt động kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vietmana đã thiết kế h

Điều phối hàng bán trong doanh nghiệp thương mại như thế nào?

Tại sao phải điều phối hàng bán ra? Đây là một đặc thù của các doanh nghiệp thương mại so với doanh nghiệp sản xuất. Nếu như doanh nghiệp sản xuất thông thường sẽ sản xuất những đơn đặt hàng số lượng lớn cho một số ít khách hàng. Thì doanh nghiệp thương mại lại phụ thuộc vào những đơn hàng nhỏ cho rất nhiều khách hàng khác nhau. Để dễ hình dung hơn, ví dụ một doanh nghiệp sản xuất động cơ xe máy, mỗi tháng chỉ có 1 đơn hàng sản xuất 100 cái động cơ để giao cho khách hàng. Doanh nghiệp này được gọi là doanh nghiệp sản xuất. Một doanh nghiệp khác kinh doanh phụ tùng xe máy, mỗi tháng có trung bình 10.000 đơn đặt hàng. Doanh nghiệp này nhập về tất cả các loại phụ tùng xe máy để bán cho người có nhu cầu. Doanh nghiệp này không có hoạt động sản xuất nào và được gọi là doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc điều phối hàng bán ra gần như là không cần thiết, có cũng được mà không có cũng được, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng đối với doanh nghiệ

ERP là gì?

ERP là thuật ngữ không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, khi hỏi về ERP, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá mơ hồ về những thông tin trong lĩnh vực này. Vậy ERP là gì? Bạn hãy xem một số thông tin chia sẻ của vietmana.com như sau: ERP là một thuật ngữ tiếng anh là Enterprise Resource Planning, dịch ra có nghĩa là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hoạch định tức là vạch ra các bước hành động cần thiết để đạt được một mục tiêu. Nguồn lực: Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Ví dụ về các nguồn lực của doanh nghiệp: thông tin, tài chính, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, tài sản cố định, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm, quy trình sản xuất, quy trình công n